Trang chủ > >

Ích Trí Nhân

Ích Trí Nhân



Tên khoa học:

Alpinia oxyphylla Miq.Họ :Họ Gừng (Zinggiberaceae).

Mô tả:

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm, rộng 3-6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốm tím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnh mầu xanh đen.

Mọc hoang ở vùng rừng núi trung và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phải nhập.

Bộ phận dùng:

Quả và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).

Thu hái, chế biến:

Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy khô. Hạt to, mập là tốt.

Mô tả dược liệu:

Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn, dài 20-24cm, đường kính 1,2-1,6cm. Vỏ mầu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3 múi, mỗi múi có 6-11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt không nhất định, có cạnh hơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4cm, mầu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong mầu trắng, có chất bột (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích trí nhân vào sao cho vỏ phồng lên, có mầu vàng là được. Lấy ra, rây sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nước muối (cứ 50kg Ích trí nhân dùng 1,4kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. Không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dược Tài Học).

Bảo quản:

Để chỗ khô ráo, râm mát.

Thành phần hóa học:

+ Trong Ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là  Tecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng l,7 l% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ a-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, a-Terpineol, b- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, a-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, a-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).

Tác dụng Dược lý:

+ Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm gĩan mạch (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Ích trí nhân cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38 (11): 3053).

+ Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (8): 492).

+ Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào (Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học, Q 1, Thượng Hải Khoa Học Kỹ Thuật Xuất Bản 1986: 273).

Tính vị qui kinh:

+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc).

+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Qui kinh:

+ Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh  Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:


+ Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phương).

+ Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: dùng Ích trí nhân 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).

+ Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Trị xích trọc: Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích trí nhân, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).

+ Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm:  Ô dược, Ích trí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương),

+ Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước: Ích trí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).

+ Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích trí nhân 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).

+ Trị có thai mà ra huyết: Ích trí nhân 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).

+ Trị Di tinh (do thận dương hư), bạch đới: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư: Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần,  mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham Khảo:

+ Ích trí nhân dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với  nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhưng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Ích trí nhân vị cay, là vị thuốc hành dương, làm cho âm lui. Người nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, người nào Tỳ Vị hàn, chảy nước dãi nhiều thì Ích trí nhân làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể thu liễm được đờm dãi (Bản Thảo Cương Mục).

+ Ích trí vận hành dương khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tỳ. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cũng như Tâm Tỳ hư yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tỳ cho nên muốn cho ăn được không những phải hòa Tỳ mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tỳ để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh được thổ (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Ích trí nhân, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dược Y Kính).



Các Tin khác
>>    Xoan (03/10/2015)
>>    Xích Tiểu Đậu (03/10/2015)
>>    Xích Thược (03/10/2015)
>>    Xích Sâm (03/10/2015)
>>    Xích Hoa Xà (03/10/2015)
>>    Xích Cương (03/10/2015)
>>    Lệ Hạch (03/10/2015)
>>    Xích Căn (03/10/2015)
>>    Xi Hắc (03/10/2015)
>>    Củ Khỉ (03/10/2015)
>>    Xang Sông (03/10/2015)
>>    Xác Sa (03/10/2015)
>>    Dương Xuân Sa (03/10/2015)
>>    Xác Rắn (03/10/2015)
>>    Xà Ty Thảo (03/10/2015)
>>    Xà Tổng Quản (03/10/2015)
>>    Xà Thoái (03/10/2015)
>>    Rắn (03/10/2015)
>>    Xà Thiệt Thảo (03/10/2015)
>>    Xà Sàng Tử (03/10/2015)

THỐNG KÊ

Đang truy cập: 4

Lượt truy cập: 8688321

MST: 0105405902
Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 13/7/2011

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG XUÂN

WEBSITE: WWW.DUOCTRUONGXUAN.VNWWW.THAODUOCQUY.VN 

VPGD: Phòng 310, nhà 7, tập thể đại học Thủy Lợi, Đống Đa, Hà Nội (đi ngõ 95 hoặc ngõ 165 Chùa Bộc vào);

Showroom: Số 36, ngõ 165,  Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh: 

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận.

 Tel: (024) 3564.0311    Mobi/Zalo: 0978.491.908 - 0984.795.198.

Facebook: https://www.facebook.com/www.thaoduocquy.vn/

 thảo dược quýcà gai leo , giảo cổ lam , trà giảo cổ lam , tam thất , tam thất bắc , hoa tam thất , nụ tam thất , củ tam thất , chè dây , chè vằng , cao chè vằng , atiso , cao atiso , hoa atiso , lá tắm , lá xông , lá tắm người dao .

Mua bán giảo cổ lam Sapa, nấm linh chi, diệp hạ châu, hoa tam thất, amakong uy tín. chất lượng cao